Quan hệ ASEAN-Australia: Sự cài đặt chiến lược

Thứ Bảy, 27/07/2024

11:51 am(VN)

-

2:51 pm(AU)

dropdown weather

Đang hiển thị

Thành phố khác

Rao vặt
VN EN

Quan hệ ASEAN-Australia: Sự cài đặt chiến lược

14/03/2024

Trong bài phát biểu trước Quốc hội Australia hồi tuần trước, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr tuyên bố: “Tình hữu nghị lâu đời giữa hai nước chúng ta đã được chứng minh qua 78 năm quan hệ ngoại giao chính thức. Những mối liên kết này bắt nguồn từ thập kỷ 60 của thế kỷ XIX khi những thợ lặn ngọc trai người Philippines, lúc đó các bạn gọi là những người Manila, tìm đường đến bờ biển của các bạn với tư cách là những nhà cung cấp toàn cầu hóa”.
        

Điều quan trọng là Marcos không chỉ nhấn mạnh một cách đúng đắn sự đóng góp của người di cư Philippines đối với “nền kinh tế Australia” và “cuộc sống của người Australia”, mà còn cả vai trò của Philippines trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Ông lập luận: “Chúng ta phải bảo vệ nền hòa bình mà chúng ta đã đấu tranh và bảo vệ trong nhiều thập kỷ sau đó”, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng hợp tác song phương. Ông nói thêm: “Chúng ta phải phản đối những hành động bôi nhọ luật pháp một cách rõ ràng”, đề cập hành vi hung hăng của Trung Quốc ở Biển Hoa Nam (Biển Đông).
        

Bài phát biểu dài 17 phút này đã phản ánh đúng mức độ sâu sắc của mối quan hệ song phương giữa Philippines và Australia. Chúng ta đừng quên rằng lực lượng Australia đã trải qua ngày đẫm máu nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai khi những người yêu nước Philippines chống lại Đế quốc Nhật Bản. Nhưng chính trong thập kỷ qua, quan hệ song phương đã bước vào một giai đoạn mới.
        

Đầu tiên là Hiệp định Đối tác toàn diện được ký kết trong chuyến thăm Manila của Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull năm 2015. Hiệp định này mở đường cho sự hỗ trợ mang tính quyết định của Canberra trong cuộc khủng hoảng Marawi cũng như mở rộng hợp tác song phương về an ninh hàng hải nhằm giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Sau đó là Hiệp định Đối tác Chiến lược được ký kết hồi năm ngoái trong chuyến thăm của Thủ tướng Australia Anthony Albanese tới Manila, nhằm mục đích tạo dựng một “kỷ nguyên vàng” mới trong quan hệ song phương.
        

6 năm trước, Tổng thống thân Bắc Kinh lúc bấy giờ của Philippines, Rodrigo Duterte, là nhà lãnh đạo duy nhất trong ASEAN không tham dự Hội nghị thượng đỉnh Australia-ASEAN ở Sydney. Tuy nhiên, tuần trước, chúng ta đã chứng kiến Tổng thống Philippines tạo ấn tượng tại phiên họp mới nhất của Hội nghị thượng đỉnh Australia-ASEAN với bài phát biểu đầy nhiệt huyết và sâu sắc trước Quốc hội Australia. Điều này thể hiện sự “thay đổi lớn” trong quan hệ Philippines-Australia, đặc biệt là khi cả hai nước đều cam kết tăng cường các cuộc tập trận hải quân chung và hợp tác quân sự trước hành vi bắt nạt của Bắc Kinh ở vùng biển lân cận…
        

Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới “Down Under” (Australia), ông Marcos không chỉ nhấn mạnh các hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, mà còn tìm cách tập hợp các đối tác truyền thống như Australia để cùng nhau giữ vững trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Tuy nhiên, vấn đề là liệu các nhà lãnh đạo khác của ASEAN có hưởng ứng. Ban lãnh đạo hiện nay của Malaysia dường như quan tâm nhiều đến việc chỉ trích các tiêu chuẩn kép của phương Tây ở Trung Đông hơn là lên án cách Trung Quốc đối xử với các nhóm thiểu số Hồi giáo ở nước này. Trớ trêu thay, chính “những người bảo thủ” ở Putrajaya (trụ sở liên bang của Chính phủ Malaysia) hiện đang chống lại các tuyên bố chủ quyền của Malaysia ở Biển Đông. Trong khi đó, Singapore và Việt Nam trong những năm gần đây đều áp dụng ngôn ngữ ngoại giao ngày càng thân thiện với Bắc Kinh để gặt hái những thành quả kinh tế.
        

Đối với Indonesia, chúng ta vẫn chưa biết chính quyền sắp tới của ông Prabowo sẽ thực hiện vai trò lãnh đạo khu vực như thế nào. Phần lớn các quốc gia Đông Nam Á dường như đầu tư nhiều vào quan hệ song phương với Trung Quốc hơn là ủng hộ cái gọi là “vị trí trung tâm của ASEAN”.
        

Tuy nhiên, con đường duy nhất phía trước là áp dụng một hình thức mang tính xây dựng của “chủ nghĩa đa phương ASEAN”, theo đó các quốc gia chủ chốt ở Đông Nam Á phối hợp một cách nhất quán nhưng tinh tế cùng với các cường quốc tầm trung như Australia để đưa ra lập trường cứng rắn hơn chống lại sự bá quyền của Trung Quốc. Nếu không, ASEAN sẽ mất đi tính liên quan về mặt địa chính trị và/hoặc Philippines tiếp tục lặng lẽ rời xa các quốc gia Đông Nam Á để ủng hộ các đối tác truyền thông phương Tây./.

 

Thoibaovietuc.com/Nguồn thestar.com.my, vna

Copyright © 2022 Thời báo Việt Úc. All Rights Reserved

Mail
Zalo
Hotline

Hotline

SMS

Zalo Chat

Fanpage