Triển vọng ở tuổi 50 quan hệ ASEAN-Australia

Thứ Bảy, 27/07/2024

5:15 pm(VN)

-

8:15 pm(AU)

dropdown weather

Đang hiển thị

Thành phố khác

Rao vặt
VN EN

Triển vọng ở tuổi 50 quan hệ ASEAN-Australia

26/03/2024

Trong 5 thập kỷ qua, mối quan hệ chiến lược giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia đã phát triển đáng kể. Được đánh dấu bằng sự hợp tác và đối tác ngày càng sâu sắc trên nhiều lĩnh vực bao gồm: an ninh, phát triển kinh tế, giáo dục và trao đổi văn hóa... mối quan hệ này được củng cố bởi lợi ích chung trong việc thúc đẩy ổn định, thịnh vượng trong khu vực và giải quyết các thách thức xuyên quốc gia.
        

Cả ASEAN và Australia đều là một phần của các khuôn khổ song phương và đa phương khác nhau nhằm nâng cao cấu trúc khu vực và thúc đẩy môi trường thuận lợi cho đối thoại cởi mở và cùng có lợi. Australia hiện công nhận vai trò trung tâm của ASEAN ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
        

Tuy nhiên, ngay sau lễ kỷ niệm 50 năm gần đây tại Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN-Australia được tổ chức từ ngày 4-6/3, ASEAN và Australia vẫn tiếp tục đối mặt với những rủi ro ngày càng lớn khi trật tự quốc tế chuyển hướng sang “đa cực” trong bối cảnh “đa khủng hoảng”. Các quốc gia thành viên ASEAN cảnh giác với việc nâng cấp các liên minh chính thức của Mỹ, sự ra đời của các nhóm nhỏ như Đối thoại An ninh Tứ giác (Nhóm Bộ tứ gồm Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ) và các Thỏa thuận 3 bên Australia-Anh-Mỹ (AUKUS). Những xu hướng này làm tăng nguy cơ xung đột giữa các liên minh và nhóm do Mỹ dẫn đầu với Trung Quốc.
        

Đối với ASEAN, lý do rất rõ ràng: các tổ chức nhỏ do Mỹ dẫn đầu có thể làm suy yếu tính trung tâm của khối và bất kỳ sự hợp tác nào với các tổ chức nhỏ này sẽ khiến Trung Quốc nổi giận. Mặc dù các quốc gia thành viên không thể từ bỏ các hiệp định nhỏ, song họ vẫn có thể tận dụng những thỏa thuận này để phục vụ lợi ích quốc gia và duy trì ổn định khu vực.
        

Có một điểm đáng chú ý ở đây. Sau nhiều năm có mối quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh, Australia đang tái cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc, thực hiện một bước chuyển hướng thực tế hơn theo hướng bình thường hóa thương mại. Điều này sẽ dẫn tới sự ổn định lớn hơn trong khu vực và cũng được ASEAN đánh giá cao. Tuy nhiên, Canberra và các đồng minh chính thức của nước này (đặc biệt là Washington và Tokyo) muốn tiếp tục quản lý các khía cạnh quyết đoán hơn trong hành vi khu vực của Trung Quốc. Đồng thời, một số quốc gia thành viên (Philippines) cũng mong muốn đứng lên chống lại Trung Quốc nhiều hơn về các vấn đề chủ quyền trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là ở Biển Đông.
        

Phát biểu tại Melbourne ngày 4/3, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. cho biết Manila “không có lựa chọn nào khác” khi nói đến việc bảo vệ lãnh thổ của nước này trước sự xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoại trưởng nước này Enrique Manalo cũng kêu gọi các quốc gia trong khu vực sát cánh cùng nhau để duy trì luật pháp quốc tế ở khu vực tranh chấp.
        

Theo quan điểm của Philippines, cả Australia và Nhật Bản có thể giúp các quốc gia thành viên ASEAN “cắm là chạy” (plug and play) vào một khuôn khổ răn đe mạnh mẽ liên quan đến Bộ Tứ và các thỏa thuận tương tự khác để cải thiện sự ổn định trong khu vực.
        

Điều này không có nghĩa là Australia và ASEAN sẽ đồng quan điểm với Trung Quốc hoặc bất kỳ quốc gia thành viên nào sẽ tham gia Bộ Tứ. Thay vào đó, Australia có thể yêu cầu các thành viên ASEAN tận dụng các nguồn lực của Australia và Nhóm Bộ tứ để tham gia vào các tương tác đơn giản, thiết thực vì lợi ích của khu vực. Tương tác quân sự giữa các thành viên ASEAN và Nhóm Bộ tứ đã diễn ra. Vào tháng 9/2023, Singapore là một phần của cuộc tập trận “Super Garuda Shield” quy mô lớn do Indonesia và Mỹ tiến hành, trong đó Brunei, Malaysia và Philippines tham gia với tư cách quan sát viên.
        

Singapore, vốn đã có mối quan hệ an ninh sâu sắc với Australia và có các phân đội không quân đáng kể ở “Down Under” (ám chỉ Australia). Singapore cũng có kế hoạch chào đón tàu ngầm AUKUS mới của Australia ghé thăm căn cứ của mình trong tương lai. Vào tháng 11/2023, Australia và Philippines đã tổ chức các cuộc tuần tra chung lần đầu tiên ở Biển Đông, vài ngày sau khi lực lượng Philippines tiến hành cuộc tập trận trên không và trên biển kéo dài 3 ngày với các đối tác Mỹ trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Bộ trưởng Quốc phòng Gilbert Teodoro chỉ ra rằng Manila sẽ tiến hành nhiều hoạt động tương tự như vậy với Mỹ và các đồng minh khác.
        

Hiện vẫn còn một chặng đường dài trước khi ASEAN, Australia và các thành viên Bộ tứ khác đạt được sự liên kết chiến lược nếu có. Tuy nhiên, sự kiên trì và khiêm tốn có thể đi được một chặng đường dài. Bên cạnh việc tăng cường quan hệ đối tác chính trị-an ninh, cả hai bên phải nhấn mạnh và quan tâm như nhau đến việc nuôi dưỡng mối quan hệ kinh tế. Mối quan hệ thương mại của Australia với ASEAN không thay đổi trong 2 thập kỷ qua nhưng quốc gia này vẫn tụt lại trong bảng xếp hạng kinh tế. Năm 1980, quy mô nền kinh tế Australia bằng 85% nền kinh tế ASEAN nhưng ngày nay, tổng nền kinh tế của các nước ASEAN lớn gấp 2 lần Australia.
        

ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ hai của Australia nhưng Australia chỉ là đối tác thương mại lớn thứ tám của khối. Thị phần của ASEAN trong tổng thương mại hàng hóa của Australia là 14,6% vào năm 2022, trong khi thị phần của Australia chỉ là 3,4%. Australia cũng là quốc gia có lượng FDI lớn, với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đông Nam Á giảm từ 6,3% năm 2017 xuống còn 2,9% vào năm 2022.
        

Người Australia nhận ra sự cần thiết phải bước lên. Là một phần trong loạt sáng kiến được công bố tại hội nghị thượng đỉnh đặc biệt gần đây, Australia sẽ thành lập một quỹ trị giá 1,32 tỷ USD để thúc đẩy đầu tư vào Đông Nam Á.
        

Cùng với việc nâng cấp hiệp định thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand được ký kết tại hội nghị thượng đỉnh và sự quan tâm sâu sắc của Canberra trong việc theo đuổi hợp tác trong nền kinh tế xanh, tính bền vững, khí hậu, an ninh lương thực và số hóa, mối quan hệ ASEAN-Australia có nhiều hứa hẹn về sự liên quan mới về quan hệ kinh tế.
        

Tuy nhiên, Australia cần nỗ lực tìm ra cách tận dụng sự tham gia của mình vào 2 hiệp định thương mại tự do lớn mà ASEAN đang dẫn đầu: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Australia là một trong những đối tác thương mại đa phương ổn định nhất của ASEAN nhưng vẫn chưa khai thác hết lợi ích của câu lạc bộ thương mại này.
        

Ở mốc 50 năm, mối quan hệ ASEAN-Australia mang lại sự thoải mái và hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp hơn, toàn diện hơn nhưng chỉ khi cả hai bên sẵn sàng, theo lời của cựu lãnh đạo Australia Kevin Rudd khi mô tả mối quan hệ Australia-Trung Quốc: tức là một người bạn dám nói ra sự thật khó chịu và khuyên nhủ thận trọng. Lời kêu gọi tương tự cũng được áp dụng cho mối quan hệ của Australia với ASEAN./.

 

 

Thoibaovietuc.com/Nguồn smcp.com, vnanet.vn

Copyright © 2022 Thời báo Việt Úc. All Rights Reserved

Mail
Zalo
Hotline

Hotline

SMS

Zalo Chat

Fanpage